Tuesday 22 January 2013

XIN ĐỪNG LÃNG QUÊN NGƯỜI TÙ BẤT KHUẤT XUYÊN THẾ KỶ TRẦN TƯ

Bác sỹ Trương Thìn
Nguyễn Thu Trâm Dù rằng nghĩa tử là nghĩa tận, nhắc đến những tội lỗi của một người đã chết là điều không nên, nhưng vì những việc làm của ông Trương Thìn và những sinh viên học sinh do ông phụ trách đã khiến cho miền Nam tự do rơi vào tay cộng sản, khiến cho đất nước Việt Nam đắm chìm trong  tăm tối, khiến cho dân tộc Việt Nam điêu linh và đó đích thị là tội ác với quê hương, với dân tộc, với tiền nhân và với hồn thiên sông núi, cho nên nếu không một lần nhắc lại những tội ác đó e rằng chúng tôi cũng đắc tội với quê hương. Cho nên một lần nữa tôi lại viết về sinh viên y khoa Trương Thìn, về bác sỹ Trương Thìn thêm một lần cuối, rồi những đúng sai, những lầm lạc trong cuộc đời ông lịch sử sẽ phán xét, vì ta không thể chấp nhận để riêng cho báo chí lề phải viết về ông để  chỉ ca ngợi, để tán dương ông, một con người trí thức mà đối với đất nước Việt Nam, với dân tộc Việt Nam ông đã phạm quá nhiều tội lỗi.

Đã khá lâu tôi không nhắc đến tên của bác sỹ Trương Thìn trong các bài viết của tôi, bởi khi hai nhạc sỹ trẻ Việt Khang và Trần Vũ Anh Bình bị đưa ra tòa xét xử và kết án vào ngày 30 tháng 10 năm 2012, trong  một bài viết để lên tiếng về sự việc đó, tôi đã đặt câu hỏi “Sao Không Xuống Đường?” trong đó tôi đã nêu đích danh các nhân sỹ trí thức, các dân biểu, nghị sỹ, các tu sĩ, các giáo sư đối kháng với chính phủ Việt Nam Cộng Hòa chuyên xuống đường biểu tình, chống đối… và tôi cũng đã hỏi Bác sỹ Trương Thìn và một số cựu sinh viên “cấp tiến” của miền Nam rằng sao các anh không xuống đường để đòi hỏi nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam trả tự do cho hai nhạc sỹ trẻ yêu nước, như các anh đã từng xuống đường, đã tuyệt thực để đòi hỏi chính phủ Việt Nam Cộng Hòa trả tự do cho những sinh viên cộng sản Dương Văn Đầy, Đỗ Hữu Bút, Nguyễn Ngọc Phương , Cao Thị Quế Hương, Huỳnh Tấn Mẫm…  bị bắt vào ngày 10 tháng 3 năm 1970 khi cơ quan công lực đã có đủ bằng chứng rằng đó là những đoàn viên, đảng viên cộng sản, là cán bộ thành đoàn được mặt trận giải phóng cài cắm vào đội ngũ sinh viên học sinh để lèo lái tập thể sinh viên Sài Gòn tham gia vào nhiều hình thức đấu tranh chống chính quyền, phá rối hậu phương của Việt Nam Cộng Hòa…  Rồi không lâu sau khi bài viết được đăng tải trên các báo mạng, thì từ Sài gòn một thân hữu của bác sỹ Trương Thìn đã gửi email cho tôi báo tin rằng hiện bác sỹ Trương Thìn đang bệnh rất nặng, có thể là những ngày cối đời và ông cũng hết sức ray rức về những việc làm của mình trong thời trai trẻ lạc lầm. Thân hữu của Bác sỹ Trương Thìn cũng mong tôi đừng nhắc lại chuyện quá khứ của ông và nhóm sinh viên do ông phụ trách nữa. Từ đó, tôi đã không còn nhắc gì đến chuyện buồn về những việc làm của một số nhân sỹ trí thức miền Nam và của nhóm sinh viên học sinh ăn cơm quốc gia thờ ma cộng sản đó cho đến nay.

Tuesday 15 January 2013

GIẢI PHÓNG GÌ? AI GIẢI PHÓNG AI?



VIẾT CHO THÁNG TƯ ĐEN



Nguyễn Thu Trâm


Một tháng Tư nữa lại về!
Sài gòn, Hà Nội và khắp các đô thị ngoài Bắc trong Nam đang giăng đầy cờ xí, băng rôn, khẩu hiệu ca ngợi “bác” ca ngợi “đảng” ca ngợi “thắng lợi vĩ đại của cuộc chiến tranh thần thánh, đánh cho Mỹ cút, dánh cho Ngụy nhào, giải phóng hoàn toàn Miền Nam, thống nhất nước nhà, giang sơn thu về một mối”. Nhưng thực tế có phải như vậy không?

Wednesday 9 January 2013

NHỮNG PHIÊN TÒA KHỐN NẠN TRONG MỘT CHẾ ĐỘ QUÁ KHỐN NẠN


Nguyễn Thu Trâm - Chắc chắn trong xã hội loài người không thể có một chế độ chính trị nào khốn nạn như chế độ cộng sản Việt Nam và cũng không thể  có nơi đâu trên thế gian này lại có những phiên tòa quá khốn nạn như ở đất nước Việt Nam dưới chế độ cộng sản.
Ngót 100 năm trước, vào năm 1927, nhà thơ Tản Đà đã đau xót mà thốt ra rằng: 
Cũng bởi thằng dân ngu quá lợn
Cho nên quân nó dễ làm quan
Đào mà đào được nên đào mãi
Mềm cứng bây giờ đất Vĩnh An.

Tuesday 1 January 2013

CHỮ TÂM KIA MỚI BẰNG BA CHỮ TÀI

Buổi trưa, tại sân ga của một thành phố lớn, một người phụ nữ tầm ngoài 30 tuổi đang mướt mồ hôi để vác lên vai túi hành lý lỉnh kỉnh của mình. Trên khuôn mặt của người phụ nữ ấy hằn lên sự vất vả, cực nhọc của một người lao động thấp kém. Chị đang đưa ánh mắt dường như vô vọng của mình khắp sân ga như để tìm kiếm một thứ gì đấy nhưng sau đấy lại tỏ vẻ thất vọng. Trông chị rất đáng thương.